BÁT PHÁP
Bát pháp là 8 phương pháp dùng thuốc của đông y. Nó bao gồm cả phương pháp dùng thuốc uống và dùng thuốc ngoài. Bát pháp đã được các vị Danh y sử dụng hàng ngàn đời nay. Mỗi phương pháp có một đặc điểm riêng. Người thầy thuốc cần khám chữa bệnh kĩ càng để đưa ra pháp hợp lí. Dưới đây là nội dung của Bát pháp.
I. Hãn Pháp
1. Định nghĩa
Hãn pháp là dùng thuốc cho ra mồ hôi tạo thành bài thuốc để đưa tà khí ra ngoài: Chỉ dùng thuốc khi bệnh còn ở biểu không cho truyền bệnh vào trong lý
2. Ứng dụng lâm sàng
2.1. Ngoại cảm phong hàn
– Cảm mạo phong hàn: sợ rét ít nóng miệng khô khát, rêu trắng mạch phù. Dùng thuốc Tân ôn giải biểu như Quế chi thang
– Các bệnh đau dây thần kinh ngoại biên, co cứng các cơ do lạnh như đau vai gáy, đau lưng
– Dị ứng nổi ban do lạnh, viêm mũi dị ứng.
2.2. Ngoại cảm phong nhiệt
– Cảm mạo có sốt giai đoạn đầu viêm long của các bệnh viêm nhiễm. Triệu chứng sốt nhiều sợ lạnh ít khát nước, rêu lưỡi vàng mạch phù sác. Dùng bài thuốc Tân lương giải biểu
– Viêm màng tiếp hợp theo mùa
2.3. Ngoại cảm phong thấp
– Viêm khớp dạng thấp đau dây thần kinh ngoại biên. Dùng thuốc phát hãn phong thấp
2.4. Bệnh phong thủy
– Viêm cầu thận cấp dị ứng do lạnh có hiện tượng phù áo khoác kèm sốt sợ lạnh, suyễn viêm họng dùng bài Việt tỳ thang
2.5. Bệnh sởi
– Lúc chưa mọc ban thường dùng Bạc hà, Kinh giới để thúc ban
3. Chú ý
Không dùng phép hãn khi ỉa chảy nôn mất nước. Khi bệnh xuất hiện ở biểu và lý cùng một lúc.
II. Thổ Pháp
1. Định nghĩa
- Là dùng thuốc gây nôn khi bị ngộ độc thức ăn, đồ uống, thuốc chỉ dùng khi các chất còn ở dạ dày
2. Ứng dụng lâm sàng
- Chữa các bệnh ngộ độc thức ăn, thức thuốc
III. Hạ Pháp
1. Định nghĩa
– Là phương pháp dùng các bài thuốc tẩy và nhuận tràng để đưa các chất ứ đọng trong cơ thể ra ngoài bằng đường đại tiện. Ngoài ra còn để chữa chứng nhiệt kết gây mất nước táo bón trong giai đoạn toàn phát của bệnh truyền nhiễm.
2. Ứng dụng lâm sàng
– Chứng táo bón do các nguyên nhân khác nhau: mất nước, huyết hư, khí hư.
– Chứng dương minh phủ chứng( hội chứng lục kinh): Nóng từng cơn nói sảng bụng đầy trướng cự án, đại tiện táo lưỡi khô rêu lưỡi vàng mạch trầm nhược.
– Tùy mức độ bệnh và thể trạng của người bệnh có thể dùng một trong 3 bài: Đại thừa khí thang, Tiểu thừa khí thang, Điều vị thừa khí thang.
– Chứng phù thũng, ứ nước màng phổi màng tim chỉ dùng cho bệnh nhân có sức khỏe tốt.
– Chứng hoàng đản nhiễm trùng ứ mật.
– Chứng mụn nhọt kéo dài kèm theo táo bón.
– Chứng huyết ứ đại trường.
– Chứng đàm ẩm ở tỳ vị gây trướng bụng, mạch hữu lực.
3. Chú ý
3.1. Khi dùng thuốc phải chú ý tính chất hàn nhiệt của bệnh
+ Thuốc hàn hạ
+ Thuốc nhiệt hạ
3.2. Phải căn cứ vào thể chất hư hay thực của người bệnh mà dùng thuốc mạnh yếu khác nhau
+ Tuấn hạ hay Nhuận hạ
3.3. Không được dùng trong những trường hợp sau:
+ Bệnh thuộc biểu, bán biểu bán lý mà không có chứng táo bón kết hợp.
+ Bệnh thuộc chứng dương minh kinh chứng (không có táo bón).
+ Người già yếu, phụ nữ sau đẻ, thể trạng hư chứng không dùng được các loại thuốc tẩy
+ Phụ nữ đang có thai.
IV. Hòa Pháp
1. Định nghĩa
– Là phương pháp dùng bài thuốc để chữa chứng bán biểu bán lý và các bệnh gây ra do mất điều khí huyết các tạng phủ trong cơ thể
2. Ứng dụng lâm sàng
– Chứng cảm mạo thuộc kinh thiếu dương đởm gồm:
+ Lúc nóng lúc rét
+ Ngực sườn đầy tức buồn nôn miệng đắng.
– Bệnh sốt rét
– Chứng bệnh do can tỳ bất hòa bao gồm:
+ Loét dạ dày tá tràng do can mộc khắc tỳ thổ
+ Bệnh ỉa chảy mạn tính do thần kinh
+ Chứng thống kinh, kinh nguyệt không đều
3. Chú ý
– Không dùng thuốc khi bệnh còn ở biểu hoặc đã vào lý.
V. Ôn Pháp
1. Định nghĩa
– Là phương pháp dùng các vị thuốc ấm nóng để tạo thành bài thuốc chữa các chứng hư hàn thuộc lý trong cơ thể. Cần phân biệt với chứng biểu hàn như cảm mạo phong hàn.
2. Ứng dụng lâm sàng
– Bệnh đau dạ dày viêm đại tràng, ỉa chảy mạn tính và các rối loạn tiêu hóa khác có triệu chứng: Sợ lạnh, tay chân lạnh.
– Bệnh ỉa chảy ở người già, bệnh viêm thận mạn tính gây phù thũng.
– Bệnh viêm đại tràng mạn tính (do thận dương không ôn dưỡng tỳ dương).
– Chứng trụy mạch, choáng do mất máu, mất nước, mất máu, điện giải.
3. Chú ý
- Không dùng phép ôn trong các trường hợp sau:
– Trụy mạch ngoại biên do nhiễm trùng, nhiễm độc gọi là chứng chân nhiệt giả hàn.
– Người âm hư, huyết hư do thiếu tân dịch.
– Người do chứng nhiệt( hư nhiệt, thực nhiệt) gây các chứng chảy máu.
VI. Thanh Pháp
1. Định nghĩa
– Là phương pháp dùng các thuốc mát, lạnh để tạo thành bài thuốc để chữa chứng bệnh gây ra nhiệt hoặc cơ thể ở tình trạng dị ứng nhiễm trùng.
2. Ứng dụng lâm sàng
2.1. Thanh nhiệt tả hỏa
– Sốt cao gây mất tân dịch
– Chứng dương minh kinh chứng
2.2. Thanh nhiệt lương huyết
– Tình trạng dị ứng nhiễm trùng
– Ôn bệnh thuộc phần dinh, phần huyết
2.3. Thanh nhiệt giải độc
– Mụn nhọt
– Bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng
2.4. Thanh nhiệt trừ thấp
– Chữa chứng bệnh gây ra do thấp nhiệt như nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng tiêu hóa, các bệnh ngoài ra bội nhiễm
2.5. Thanh nhiệt giải thử
3. Chú ý
- Dùng thận trọng các trường hợp suy nhược cơ thể, ỉa chảy kéo dài do tỳ hư, ăn kém thiếu máu.
VII. Tiêu Pháp
1. Định nghĩa
– Là dùng những vị thuốc tạo thành bài thuốc có tác dụng chữa các chứng bệnh gây ra do tích tụ, ngưng trệ như ứ huyết ứ nước ứ đọng thức ăn.
2. Ứng dụng lâm sàng
– Hoạt huyết, phá huyết để chữa các chứng bệnh gây ra do huyết ứ. Cơn đau nội tạng, chảy máu do thoát quản
– Hành khí, phá khí giáng nghịch để chữa chứng bệnh gây ra do khí trệ, khí nghịch ợ hơi đầy bụng khó thở nôn mửa
– Lợi niệu trục thủy chữa bệnh gây ra do ứ nước như phù thũng đái ít cổ chướng.
– Tiêu đạo để tiêu hóa thức ăn ngưng trệ
3. Chú ý
– Không dùng phép tiêu với các thuốc có cường độ mạnh( phá huyết, phá khí) để chữa cho những người có thai
– Phép tiêu thường được dùng cho những trường hợp thực chứng nếu hư chứng gây hiện tượng ứ nước, ăn không tiêu cần phối hợp với thuốc bổ
VIII. Bổ Pháp
1. Định nghĩa
– Là dùng các vị thuốc chữa các chứng bệnh do công năng hoạt động của cơ thể bị giảm sút gây ra
– Chính khí của cơ thể gồm 4 mặt âm, dương, khí, huyết nên có 4 loại thuốc bổ: Bổ âm, bổ dương, bổ khí, bổ huyết.
2. Ứng dụng lâm sàng
2.1. Bổ âm
- Chữa chứng bệnh gây ra do âm hư có triệu chứng: Người gầy, họng khô, miệng đỏ, triều nhiệt, ho ra máu, ra mồ hôi trộm, mạch tế sác dùng bài Lục vị hoàn.
2.2. Bổ dương
- Chữa chứng bệnh gây ra do thận dương hư: Đau lưng, mỏi gối, chân tay lạnh, sợ lạnh, di tinh, liệt dương, ỉa chảy, tiểu nhiều, mạch nhược. Dùng bài hữu quy hoàn hoặc Bát vị hoàn.
2.3. Bổ khí
- Để chữa bệnh gây ra do khí hư: Hơi thở ngắn gấp, mệt mỏi, ăn kém, chậm tiêu, trương lực cơ giảm hay gặp ở bệnh suy nhược cơ thể, rối loạn tiêu hóa, sa dạ dày, sa sinh dục. Dùng bài Tứ quân tử thang.
2.4. Bổ huyết
- Để chữa bệnh gây ra do huyết hư: Sắc mặt vàng héo, móng tay chân khô, hoa mắt chóng mặt, kinh nguyệt ít, sắc kinh nhạt hay gặp thiếu máu, phụ khoa, teo cơ cứng khớp. Dùng bài Tứ vật thang
3. Chú ý
- Khi dùng phép bổ phải chú ý đến công năng của tỳ vị