TỨ CHẨN
Trong khám lâm sàng y học hiện đại thì ta có các phương pháp nhìn, sờ, gõ, nghe. Thì trong Y học cổ truyền đó là vọng, văn, vấn, thiết, hợp thành phương pháp chẩn đoán bệnh trong Y học cổ truyền gọi là tứ chẩn.
Phương pháp đầu tiên trong tứ chẩn đó là vọng chẩn
Đầu tiên khi ta tiếp xúc với 1 người cái mà ta thấy đầu tiên chính là hình dáng và các biểu hiện bên ngoài. Mà nhìn nghĩa là vọng. Nhìn để đoán bệnh thì đó là vọng chẩn.
Nhìn một người chúng ta biết được họ mắc những bệnh gì ? Để tổng quan chính xác ta phải quan sát tỉ mỉ từ hình thái, tinh thần, màu sắc, dáng đi….
Gặp một người đôi mắt sáng, linh hoạt, nói năng lưu loát, toát ra năng lượng sống. Thì người có có ” Thần” tốt. nếu có bệnh chữa nhanh khỏi. Ngược lại mắt u ám, lờ đờ mệt mỏi, nói nhỏ biểu hiện thần yếu, bệnh tình nặng khó chữa.
Ở một số bệnh nhân bệnh tình rất nặng, bệnh mạn tính lâu ngày, sức khỏe suy kiệt. Đột nhiên tỉnh táo, muốn ăn uống gò má đỏ. Đó là biểu hiện sự nguy kịch, người bệnh sắp mất. Trong y học cổ truyền gọi là hiện tượng ” hồi quang phản chiếu”. Cũng như ngọn nến cháy hết nguyên liệu lúc tắt vụt lên ngọn lửa lớn rồi tắt.
Ngoài ra chúng ta có thể nhìn người đó xem màu sắc da mắt, chân tay, dáng đi cử chỉ để biết họ đang bị vấn đề gì. Đây là sự kì diệu của Tứ chẩn trong Y học cổ truyền.
Phương pháp thứ 2 trong tứ chẩn đó là Văn chẩn
Nghe và ngửi để biết bệnh, đây là sự tinh tế của y học cổ truyền. Được xây dựng thành phương pháp văn chẩn. Nghe thì ta nghe tiếng nói, nghe hơi thở người bệnh. Nói to, rõ ràng chính xác chính khí còn tốt. Nói nhỏ, thều thào không ra hơi thì người bệnh đó hư nhược cần tẩm bổ, chăm chóc. Ta gặp người nói ngọng thì họ trúng phong đàm, hay trúng phong.
Chúng ta còn nghe hơi thở, tiếng nấc. Người thầy thuốc tinh ý kinh nghiệm cũng khám ra được bệnh. Tiếng thở to là bệnh cấp tính, nhỏ gấp, yếu là hư chứng. Cái ta hay gặp nữa đó là nấc, nấc to rõ là chứng thực nhiệt. nấc yếu đứt quãng thuộc hư hàn. Thường nấc nhiệt thì thường tự khỏi không cần thuốc. Nấc hàn ta có bài thị đế, đinh hương trị nấc rất hiệu quả.
Ngoài nghe ta còn có ngửi. Dựa vào mùi của cơ thể và mùi các chất thải người bệnh ta cũng có thể biết được một phần tình trạng bệnh của bệnh nhân
Phương pháp thứ 3 trong tứ chẩn đó là vấn chẩn
Vấn nghĩa là hỏi, hỏi để chẩn đoán bệnh gọi là vấn chẩn. Chúng ta cần hỏi về nóng lạnh của bệnh nhân xem họ thích nóng, hay lạnh, sợ nóng hay sợ lạnh, hỏi về khẩu vị ăn và uống của họ. Từ đây ta có thể biết tính chất bệnh là hàn hay nhiệt mà cho thuốc phù hợp.
Ngoài ra hỏi về đại, tiểu tiện, ngủ, kinh nguyệt, vị trí đau để định hướng ra cơ quan tạng phủ tổn thương. Tổn thương mức độ nào để có thể điều trị kịp thời.
Phương pháp cuối – thiết chẩn
Thiết chẩn là xem mạch. Đây là phương pháp rất quan trọng và kỳ diệu của Y học cổ truyền. Chỉ xem mạch thôi cũng biết được hoạt động của các tạng phủ như nào, độ nông sâu của bệnh. Ngoài ra còn biết được cả diễn biến bệnh mà từ đó ta có thể tiên lượng bệnh.
Vị trí xem mạch ở động mạch quay ở cổ tay, thường xem ở 3 vị trí trong Đông y đó là thốn, quan, xích. Vị trí nông sâu của bệnh có mạch phù, trầm. Mức độ là hàn hay nhiệt của bệnh có mạch sác, hay trì. Ngoài ra có theo cường độ mạch để biết mức độ diễn biến bệnh tại cơ quan, tạng phủ.
Chỉ với bống phương pháp chẩn đoán bệnh, kết hợp với sự tinh tế của người thầy thuốc. Đã có thể khám và chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân. Chẩn đoán đúng kết hợp với bài thuốc đúng sẽ mang lại sức khỏe cho người bệnh.