Giỏ hàng

Đau thần kinh Liên sườn ( chứng hiếp thống)

Châm cứu chữa thần kinh liên sườn là một trong những biện pháp điều trị được đánh giá là khá an toàn và có hiệu quả. Chuyên gia sẽ lý giải cách tiến hành và những lưu ý trong quá trình thực hiện phương pháp này.

1. TÁC DỤNG CỦA CHÂM CỨU CHỮA THẦN KINH LIÊN SƯỜN

Châm cứu chữa thần kinh liên sườn là phương pháp sử dụng kim châm tác động vào các huyệt chi phối dây thần kinh liên sườn. Hiệu quả của châm cứu đối với chữa trị đau dây thần kinh liên sườn có thể kể đến là:

  • Giải phóng cơ, dây thần kinh liên sườn bị chèn ép
  • Kích thích cơ thể sản sinh endorphin – chất giảm đau tự nhiên
  • Giúp giảm nhu cầu sử dụng thuốc tây giảm đau
  • Tạo cảm giác thư giãn, giảm căng thẳng cho người bệnh
  • Hỗ trợ các phương pháp điều trị khác

2. KỸ THUẬT CHÂM CỨU CHỮA ĐAU DÂY THẦN KINH LIÊN SƯỜN

Về kỹ thuật châm cứu nói chung có 14 kỹ thuật như: mai hoa châm, hào châm, mãng châm, điện châm, cấy chỉ, ôn châm, laser châm… Tuy nhiên, để điều trị đau dây thần kinh liên sườn người ta dùng điện mãng châm và thủy châm.

2.1. Điện mãng châm

  • Dùng trong trường hợp đau thần kinh liên sườn do lạnh, chấn thương, zona.
  • Bác sĩ sẽ sử dụng máy điện châm 2 tần số bổ (từ 1 – 3Hz) và tả (từ 5 – 10Hz).
  • Người bệnh sẽ nằm, gối cao đầu hoặc ngồi.
  • Sử dụng kim châm cứu vô khuẩn loại 8 – 10 – 12 cm châm vào huyệt đạo
  • Cặp dây của máy điện châm sẽ được nối với kim đã châm vào huyệt theo tần số. Cường độ nâng dần từ 0 – 150 microAmpe tùy theo mức chịu đựng của người bệnh.
  • Thời gian trong vòng 20 – 30 phút/lần/ngày.
  • Liệu trình từ 15 – 30 lần.

2.2. Thủy châm

  • Dùng trong trường hợp đau thần kinh liên sườn do lạnh, chấn thương, zona.
  • Người bệnh nằm hoặc ngồi
  • Bác sĩ sẽ tiến hành châm kim vào huyệt vị. Sau đó từ từ bơm thuốc vào huyệt qua bơm tiêm, mỗi huyệt từ 1 – 2 ml thuốc. Loại thuốc do bác sĩ chỉ định đối với từng người bệnh.
  • Mỗi lần thủy châm vào 2 – 3 huyệt/ngày.
  • Liệu trình từ 15 – 30 lần.

3. CÁC HUYỆT VỊ CHÂM CỨU CHỮA ĐAU THẦN KINH LIÊN SƯỜN

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh như do phòng hàn, huyết ứ, khí uất kết, đàm ẩm… mà bác sĩ sẽ châm cứu vào các huyệt khác nhau.

  • A thị: là vị trí đau nhất vùng liên sườn khi day ấn.
  • Nội quan: ở giữa gân cơ tay lớn và bé, trên cổ tay 4 cm.
  • Dương lăng: điểm lõm giữa đầu trên xương chày và xương mác.
  • Tam âm giao: ở mé trong cẳng chân, trên mắt cá chân 4 ngón tay.
  • Phong long: tại giao điểm giữa nếp kheo chân và mắt cá chân ngoài, lên trên 16 cm.
  • Dương lăng tuyền: điểm lõm phía trước, dưới đầu nhỏ của xương mác, khe giữa cơ mác và cơ duỗi ngón chân.
  • Túc tam lý: cách chỗ lõm bờ dưới ngoài xương bánh chè đo xuống 6 cm.
  • Can du: nằm giữa đốt sống ngực số 9 và số 10 ngang ra 2 bên 1 khoảng cách bằng chiều rộng 2 đốt ngón tay.
  • Thần môn: trên lằn cổ tay, phần lõm giữa xương đậu và đầu dưới xương trụ.
  • Kỳ môn: nằm ở khoảng giữa sườn từ 6 – 7 từ trên xuống.
  • Hành gian: nằm giữa kẽ ngón chân cái và ngón chân thứ hai, gần về phía mé ngón chân cái.
  • Trung quản: Nằm trên đường trắng giữa bụng, trên rốn 8 cm.
Hotline 0335588355